Môi trường đô thị Thái Bình
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH  ĐÔ THỊ TỈNH THÁI BÌNH
Tìm kiếm
Liên kết hữu ích
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Lượt truy cập: 113708

Công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, chúng ta đang đối diện với một vấn đề rất mới như công nghệ sinh học (CNSH) và thực phẩm biến đổi gen (TPBĐG)

Dù là một thành tựu khoa học tiến bộ của thế giới trong suốt nhiều chục năm qua và được nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canađa và nhiều quốc gia phát triển khác chấp nhận nhưng tại Việt Nam, CNSH, cây trồng biến đổi gien và những ứng dụng của CNSH hiện còn chưa được nhiều người biết đến, đặc biệt là tại Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng, CNSH nói chung và TPBĐG nói riêng đã đem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế - xã hội, môi trường, góp phần làm tăng năng suất, giảm chi phí nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu.

     Nhằm cập nhật, cung cấp các thông tin khoa học chính xác và đầy đủ hơn nữa về công nghệ sinh học, ngày 7/11/2019, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Croplife Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe”, với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, đầu ngành y khoa và nông nghiệp, sinh học trong và ngoài nước.

     Tại Hội thảo, PGS. TS. Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đưa ra các thông tin cập nhật về An ninh lương thực, thực phẩm, TPBĐG và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, PGS. TS. Phạm Văn Hoan đã đưa ra các bằng chứng về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen lên sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nhiều tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều khẳng định TPBĐG là an toàn, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen và chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ con người. PGS. TS. Phạm Văn Hoan nhấn mạnh: “CNSH đã được ứng dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Trong đó, nổi bật hơn cả là lĩnh vực y dược, tạo hiệu quả cao trong phục vụ chẩn đoán và điều trị. Riêng lĩnh vực dược phẩm, CNSH được ứng dụng để sản xuất Cytokine, Enzyme, Hormone, Yếu tố đông máu, Vaccine, Kháng thể đơn dòng, Chất ức chế enzyme, Chất ức chế miễn dịch…”.